ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA M4 TORNADO TRONG NGHIÊN CỨU THỰC VẬT

ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA M4 TORNADO TRONG NGHIÊN CỨU THỰC VẬT
Ngày đăng: 25/05/2022 08:41 AM

    Máy quang phổ huỳnh quang vi tia X, Bruker’s M4 TORNADO đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu các cơ chế nối thay thế (AS). AS là một yếu tố quan trọng quyết định sự phản ứng của thực vật với áp lực từ môi trường. 

     

    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng M4 TORNADO để hiểu về cơ chế thích ứng mà thực vật sử dụng trong quá trình điều hòa sự thiếu hụt hoặc dư thừa một chất dinh dưỡng khoáng cụ thể. Hiểu được cơ chế này sẽ giúp các nhà nghiên cứu xác định những cách tạo giống cây trồng có hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng khoáng cao hơn.

     

    Các nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, tại Nam Kinh, Trung Quốc và Đại học La Trobe, Melbourne, Úc đã hợp tác phân tích vai trò của các protein giàu serine / arginine (SR) trong việc điều chỉnh cơ chế AS. Họ đã tạo ra các đột biến gen protein SR trong họ lúa (Oryza sativa) để xác định vai trò của gen SR trong việc điều hòa, hấp thụ và huy động khoáng. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến việc rễ cây phát triển thế nào trong môi trường có phốt pho (P).

     

    Bằng việc sử dụng M4 TORNADO, lá lúa đã được phân tích bằng cách quét quang phổ huỳnh quang vi tia X ở độ phân giải cao. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các đốm hoại tử trên lá sẽ phát sinh khi rễ hấp thụ và tích tụ quá nhiều phốt pho (P).

     

    Kết quả này chứng minh được vai trò của cơ chế nối thay thế (AS) trong việc giúp thực vật hấp thụ dinh dưỡng khoáng. Các nhà nghiên cứu đã xác định protein là chất điều hòa dinh dưỡng khoáng trong lúa, cho thấy ba gen mã hóa protein SR điều chỉnh sự hấp thụ phốt pho giữa lá và chồi của cây lúa, chứng tỏ rằng AS có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng nội môi dinh dưỡng khoáng trong cây lúa.

    Tham khảo thêm  tại Website của Bruker: 
    https://www.bruker.com/en/products-and-solutions/elemental-analyzers/micro-xrf-spectrometers/m4-tornado/plant-analysis-with-micro-XRF.html

    Zalo
    favebook